Tập tính cá chép và cách câu lục cá chép hiệu quả nhất
[tintuc] CÂU LỤC CHÉP
1/ TẬP TÍNH CỦA CÁ CHÉP :
- Cá chép sống thành bầy đàn đông đúc. Chép càng lớn thì mật độ cá thể càng thấp.
- Cá chép sống ở tầng đáy, chịu được nơi nước có hàm lượng oxy thấp 2mg/l. Chúng thích nơi tĩnh tại hoặc ở các dòng sông chảy nhẹ.
- Nhiệt độ sinh sống phù hợp nhất từ 20 đến 28°C, nhiệt độ dưới 12°C cá ăn ít lớn chậm. Tuy nhiên cá kiếm ăn ở ngưỡng nhiệt độ khá thấp so với các loài cá nước ngột khác, dưới 5°C cá chép mới ngừng đi kiếm ăn.
- Cá chép ăn tạp, thức ăn yêu thích của chúng là các loài sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng. Khi thiếu thức ăn chúng mới ăn mùn hữu cơ, mầm thực vật dưới nước rồi tới các loại ngũ cốc. Chúng ta nên chú ý điều này để làm thính cho phù hợp, thóc thối không phải thức ăn yêu thích hàng đầu như chúng ta thường nghĩ.
- Cá chép sinh sản lần đầu sau 12 tháng tuổi, chúng sinh sản vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa. Trước mùa sinh, chép kiếm ăn rất mạnh để tích luỹ dinh dưỡng. Sau đẻ, chép lao đi kiếm ăn sau những ngày « lao động » nặng nhọc.
- Chép thích tìm nơi cư ngụ cho chúng nơi nước sâu tĩnh ấm về mùa lạnh, râm mát mùa hè. Đó là các chà bèo, chà rau muống, các hố sâu, dưới các bụi cây dưỡi nước, dưới các thân cây đổ...
- Chép là loài sống đáy với tất cả các giác quan rất phát triển tinh nhạy đặc biệt xúc giác và khứu giác.
2/ NHỮNG NƠI CÓ CHÉP :
Đó chính là những nơi có lượng thức ăn sẵn có cho chép dồi dào và dễ kiếm. Trước tiên cần nói rằng ¾ sự sống dưới nước diễn ra tù độ sâu 4m trở lên tới mặt nước.
- Bờ nước : bờ nước là nơi mà các loài thực vật phát triển do có ánh sáng quang hợp, đi kèm với hệ thực vật phát triển, các loài động vật cũng phát triển theo. Ngoài ra bờ nước còn cung cấp các ấu trùng, côn trùng, mùn hữu cơ bị cuốn theo dòng chảy, trong các cơn mưa. Thực sự bờ nước là nơi mà chép không thể bỏ qua.
- Các mô đất ngầm dưới nước. Nó tựa như một chiếc khay ăn cho cá. Chính nơi đó hệ sinh vật phát triển giống như vùng nồn bờ nước.
- Các vật bất thường trong nước như : thuyền đắm, cây đổ và các thứ đại loại như thế. Nơi này là nơi bíu bám của các loài ốc, nơi cư ngụ của các loài giáp xác.
- Các hố trũng sâu mà xung quanh nông, nơi đây là nơi tích tụ của các ấu trùng, của mùn hữu cơ. Chính tại các hố sâu này, vào mùa lạnh lại là nơi ấm nhất. Ấm cho chính cá chép và ấm cho các sinh vật khác sinh trưởng.
- Chép rất hay di chuyển dọc theo các vết nứt, các rãnh sâu ngầm đáy nước.
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/ztu1Dt4vXx0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
3/ CÂU LỤC CHÉP
3.1 Lựa chọn hình thức câu lục
Bạn nên chọn hình thức lục đầu cần hay lục xa bờ để câu chép ?
Theo bản thân tôi, bạn nên chọn hình thức lục xa bờ. Với loại hình thức này bạn có thể câu ở bất kỳ khoảng cách nào bạn muốn đó là gò đấy, cạnh vật cản, hay hố sâu ngoài xa. Với bờ nước, lục xa bờ lại càng có ưu thế hơn lục đầu cần nếu bạn đánh lục theo kiểu câu chéo : mặc dù bạn câu cách bờ có 2m nhưng cần câu cỷa bạn không vuông góc với bờ mà chéo rất xa. Lúc này bạn tránh gây động cho chép, điều mà lục đầu cần rất khó khăn để đạt được.
Vì ưu việt này nên tôi chỉ đề cập tới lục xa bờ trong câu lục chép mà thôi.
3.2 Vật dụng đồ câu :
Đó là vật dụng đồ câu lục xa bờ nói chung, nhưng có đôi điều khác biệt. Trước hết xin nói rằng, thật khó để câu được chú chép khủng, nhưng dòng chép thì không có nhiều cảm giác mạnh như cá khác. Chép không có xu hướng chạy ra xa, không có những pha đánh khăng như trôi, vì thế đồ dùng để câu chép không cần quá khoẻ mà cần dẻo dai.
- Nếu câu xa bờ ban ngày, bạn lựa chọn dây trục nhỏ : 0,35 - 0,4mm, linh nhỏ 0,28-0,3mm hoặc linh tàng hình càng tốt, bạn cũng có thể sử dụng dây tơ làm linh. Lưỡi lục nhỏ hơn bình thường, nên chọn cỡ 7-8. Nếu khoảng cách xa nên dùng lục 10.
Nếu tại bờ nước câu chéo nên dùng dây trục 0,3-0,35mm, linh nhỏ 0,26mm, lục chuyên đánh chép lưỡi cỡ 5-6, tay rất dài và mềm, chì mỏng nhẹ. Với hình thức này bạn nên chọn phao xa bờ ngắn, bầu phao sơn màu trắng bạc.
- Nếu bạn câu đêm thì kích cỡ trục linh lưỡi không cần thiết để bàn luận.
3.3 Thính câu :
Với các đặc điểm sinh lý của cá chép như trên, bạn có thể hình dung thính chép như thế nào để dụ chép. Hãy ưu tiên các loại nhuyễn thể, giáp xác, giun đốt, ấu trùng, côn trùng hơn mầm thực vật, mùn hữu cơ và bột ngũ cốc.
Các thành phần sau có thể đưa vào làm thính chép :
- Ốc vặn, ốc đá, trai hến, tôm tép nhỏ, giun, nhộng tằm, châu chấu, cào cào, cua nhỏ...
- Mầm thóc, ngũ cốc lên men, ngâm chua,
- Các loại ngũ cốc khác : khoai lang, ngô, gạo thóc, hạt sen...
Hiện nay có rất nhiều bài thính câu lục chép hiện hành:
Bài 1 :
1.một túi rượu nếp
2.Thóc ngâm đã lên mầm
3.Cám ngô.
4.Cơm nguội.
5.Ốc vặn đập dập ủ 2 ngày thôi nhé (Đừng ủ quá ko mùi kinh lắm)
6.Lạc rang giã nhỏ.
7.Khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ.
8.Cánh hồi nướng giã dập (Nhưng cho 01 it thôi)
9.Thính đậu tương cho một ít.
10.Thuốc dụ cá của TQ có mùi kem dâu.
Cách làm:
Các bác trộn những thứ1,2,3,4 trộn lẫn với nhau khoảng 5 ngày. Trươc khi đi câu 2 ngày các bác đập ốc ủ lẫn với nhau.Trước khi đi câu các bác trộn thêm 6,7,8,9,10.
Bài 2 :
Đại Mạch(cái này hơi khó kiếm dùng nấu bia ) 1kg rang lên khi thấy mùi thơm là được giã nhỏ hoặc không cần giã cũng được . Kem dâu( mà phải kem dâu nhé chứ tinh dầu dâu ko ổn. Thơm quá cá nó sợ) loại này ra Minh 4b hàng giấy mua 1 tuýp nhỏ khoảng 26.000VND lọ câu nửa tháng mới hết.
Cách làm như sau đại mạch + một chút kem dâu bằng chỗ thuốc đánh răng buổi sáng cho một chút nước(khoảng chén hạt mít) khoắng tan trộn đều với đại mạch cho nhấm đều rồi lấy đất sát mép nước chỗ câu nhào dẻo lẫn đại mạch đã trộn kem dâu mỗi cục chỉ nhỉnh hơn nắm tay một chút xả xuống điểm câu nếu đẹp trời thì chỉ 5 phút sau là chúng kéo đến
Bài 3 :
- Ốc vặn rửa sạch đập hơi nứt vỏ 7 lạng (đập vỡ và lộ ruột sẽ bị rô phi ăn), để một hai tiếng cho ráo nước.
- Thóc 9 nắm ngâm 3 ngày cho trương hạt.
- Ngô hạt 4 nắm, ngâm khoảng 5 đến 7 ngày.
- Gạo ba lạng.
- Hoa hồi 5 hoa, bẻ nhỏ từng cánh. Quế khô 3-4 miếng bằng ngón tay bẻ cho nhỏ.
- A quỳ 1 phần 3 lạng.
Chế biến: Gạo trộn hoa hồi và quế, sau đó rang cho cháy. Rang xong đang còn nóng thì đổ vào ốc (đã đập dập và để ráo nước), trộn đều. 1 tiếng sau đó trộn thóc ngâm và ngô hạt ngâm (thóc và ngô phải rửa qua cho bớt chua và thối). Để ít nhất 4 tiếng thì thả thính, trước khi thả thính thì trộn A quỳ vào.
Các bài thính trên chỉ để tham khảo mà thôi, mỗi cần thủ bằng kinh nghiệm, bằng học hỏi người câu trước về tập tính cá, bằng sự phân tích thời tiết, địa hình... mà quyết định sẽ dùng thứ gì để nhử chép con cá chép tại nơi định câu. Chẳng có công thức thính nào mà chép ở tất cả mọi nơi đều thích nhất như nhau.- Hãy dùng găng tay trộn thính và sửa lưỡi : vì sao cần vậy, 1 phát hiện trong nghiên cứu của tiến sĩ Bambenek (Canada) cho thấy chất L-Sarin tiết ra từ da con người khiến cho cá rất sợ. Họ cũng thống kê rằng các cần thủ nổi tiếng luôn có hàm lượng L-Sarin tiết ra rất thấp. Điều này đã lý giải tại sao có những người rất sát cá và có người luôn « móm ».Bạn hãy quên chuyện nặng hay nhẹ vía đi và đeo găng tay vào khi thao tác. Điều này giúp bạn che mờ phần nào khứu giác của chép.
- Vậy còn xúc giác thì sao ? Làm sao vô hiệu hoá các đôi râu của chép ? Tôi thường dùng 2 cách để che dấu :
* Trộn vào thính các vật thể sắc nhọn, rải các vật thể này xung quanh ổ thính. Điều này làm cho chép bị nhiễu khi rà rẫm đôi râu, bớt cảnh giác với sự sắc nhọn của lưỡi lục. Bản thân tôi hay dùng vỏ ốc đập vỡ.
* Chủ động che dấu sự sắc nhọn của lưỡi lục bằng cách lồng vào đó nửa con giun, mỗi lưỡi là 1 con ốc nhỏ. Mỗi thứ có sự lợi hại riêng. bạn hãy thử nghiệm và rút ra cái nào tối ưu.
- Với thị giác và thính giác : 1 phần vì điều này mà tôi chọn cách câu xa bờ dù rằng tôi câu cách bờ có 1m hay 2m. Bạn hãy ưu tiên câu đêm hơn câu ngày.
Chỉ dùng được khi câu ban ngày. Sau khi thả thính bạn thây tăm chép lởn vởn quanh đó, chúng không bao giờ vào ngay. bạn văng lưỡi lục ra xa, rồi kéo từ từ nhẹ nhàng vào nơi tăm nổi lên trước đo. Kiên trì chờ đợi, không lâu đâu.
* Thế nào là tăm chép :
- Với địa hình đáy cứng hoặc khi chép không sục xạo kiếm ăn, tăm chỉ gồm các bong bóng nước nổi thành vệt, chậm đều, không có vẩn váng. Lúc này kích thước tăm sẽ tố cáo khá chính xác trọng lượng cá.
- Với địa hình đáy có bùn và khi chép đi kiếm ăn, chép sẽ tạo ra hiện tượng tăm sôi. Tăm sôi đặc trưng cho chép do động tác sục sạo đáy bùn, hớp cặn và thổi ra tạo ra các quầng tăm rất đặc thù. Kích thước bong bóng trong quầng rất đều nhau, vỡ ngay khi lên tới mặt nước. Kích thước quầng tăm và kích thước tăm càng lớn, con chép đó càng to. Lẫn trong quầng tăm là các vụn hữu cơ. Không phải quầng tăm nào cũng có vẩn hữu cơ, điều này phụ thuộc vào độ sâu, địa hình đáy. Các quầng tăm này tạo thành vệt rất dễ nhận ra.
- Tại các ổ thính, quầng tăm chép xuất hiện rất muộn. Chép luôn sục sạo vùng quanh, quầng tăm sôi sẽ xuất hiện xung quanh ổ thính, thu hẹp dần. Cá càng nhát lưỡi, quầng tăm càng xa ổ thính, càng lâu tiến lại gần. Khi bạn không thấy quầng tăm xuất hiện nữa có nghĩa có 2 khả năng xảy ra : hoặc con cá đã chán bạn bỏ đi, hoặc nó sắp đè hoặc bềnh phao đó. Chúng tôi áp dụng điều này trong việc đánh lục chép theo tăm. Chúng tôi ném lưỡi ra xa và rê lưỡi dần vào vị trí quầng tăm chép nổi. Bạn làm hết sức nhẹ nhàng tránh làm cá sợ bỏ chạy. Trong vòng thời gian ngắn, con chép sẽ quay lại sục sạo vùng mà lúc trước nó đã sục sạo một cách an toàn. Bạn nên câu chép khi hoàng hôn và về đêm.
- Ban đêm - lúc này không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Con chép mới có cảm giác an toàn để rới bỏ nơi trú ngụ đi kiếm ăn.
- Hoàng hôn : khi mà thị giác chung củấcc loài động vật kém nhất do chũa thích ứng với sự thay đổi nhanh của cường độ ánh sáng. Rất nhiều loài động vật đi kiếm ăn vào lúc này.Trước tiên bạn nên chọn ngày tối trời, không vào ngày có con trăng. Bóng tối luôn là bức màn bảo về cho các loài động vật yếu đuối trước các hiểm nguy.
Những ngày mà ban ngày nóng nực, oi ả.Khi về chiều, trời đất trở nên mát mẻ, khi đó con cá rời nơi sâu tránh nóng để vào nơi nông kiếm ăn.
Những ngày thay đổi thời tiết như trước các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, cá chép cũng giống như các loài cá khác đi kiếm ăn cho đủ năng lượng để đi tránh « thiên tai ».
Những ngày trước khi gió lạnh về, chép cũng đi ăn rất mạnh để chống lạnh. Khi trời lạnh, nhu cầu kiếm ăn của cá giảm rất mạnh. Thời gian tiêu hoá cùng 1 lượng thức ăn kéo dài gấp 3 lần ngày thường. Sau khi gió lạnh về 3-4 ngày, bạn đi câu, chép lại đi ăn.
Trong các ngày giá lạnh, bỗng có ngày nắng bừng lên, mặt nước được sưởi nóng lên, chép cũng đi ăn vào lúc đứng nắng nhất. Sau 12h trưa.
- Nhiều cần thủ đánh lục lão làng thường thu cần ngay sau khi bắt đựơc 1 chú chép khủng. Tại sao vậy ? Họ cho rằng việc dòng cá đã làm « động ổ », làm cho cá sợ nên để chờ con chép thứ 2 vào ăn sẽ rất lâu. Một số người chọn hình thức làm 2 ổ thính. Khi câu được 1 con chép ở ổ này, họ sẽ chuyển sang câu ở ổ thứ 2, cho tời khi họ thấy xuất hiện tăm chép lảng vảng ở ổ thính cũ.
- Có người cho rằng, khi bị dính lục, con chép đã phát ra tín hiệu và cả 1 chất báo hiệu cho đồng loại sự nguy hiểm. Điều này rât thường gặp ở các động vật. Nhưng chính xác ở chép thì chưa thấy tài liệu nghiên cứu nào khẳng định. Bản thân tôi tin vào điều này. Khi câu được bất cứ con cá thuộc loài nào, tôi luôn nhốt chúng rất xa nơi tôi câu.
- Câu lục chép gần bờ có nghĩa câu nông. Nhiều cần thủ chỉ để ý làm sao cho lưỡi, linh, khoá linh và dây trục tàng hình trong mắt con cá. Nhưng họ lại không để ý tới chiếc phao sặc sỡ. Đó là 1 bất cập. 1 chiếc phao chỉ báo hiệu cho bạn bằng mũ phao chứ không phải bằng bầu phao. Bạn hãy học loài cá mà che dấu tính chỉ điểm sự nguy hiểm của bầu phao. Tại sao bụng con cá luôn có màu sáng, thường là trắng bạc?[/tintuc]
1/ TẬP TÍNH CỦA CÁ CHÉP :
- Cá chép sống thành bầy đàn đông đúc. Chép càng lớn thì mật độ cá thể càng thấp.
- Cá chép sống ở tầng đáy, chịu được nơi nước có hàm lượng oxy thấp 2mg/l. Chúng thích nơi tĩnh tại hoặc ở các dòng sông chảy nhẹ.
- Nhiệt độ sinh sống phù hợp nhất từ 20 đến 28°C, nhiệt độ dưới 12°C cá ăn ít lớn chậm. Tuy nhiên cá kiếm ăn ở ngưỡng nhiệt độ khá thấp so với các loài cá nước ngột khác, dưới 5°C cá chép mới ngừng đi kiếm ăn.
- Cá chép ăn tạp, thức ăn yêu thích của chúng là các loài sinh vật đáy như nhuyễn thể, giun, ấu trùng, côn trùng. Khi thiếu thức ăn chúng mới ăn mùn hữu cơ, mầm thực vật dưới nước rồi tới các loại ngũ cốc. Chúng ta nên chú ý điều này để làm thính cho phù hợp, thóc thối không phải thức ăn yêu thích hàng đầu như chúng ta thường nghĩ.
- Cá chép sinh sản lần đầu sau 12 tháng tuổi, chúng sinh sản vào các tháng đầu năm và giữa mùa mưa. Trước mùa sinh, chép kiếm ăn rất mạnh để tích luỹ dinh dưỡng. Sau đẻ, chép lao đi kiếm ăn sau những ngày « lao động » nặng nhọc.
- Chép thích tìm nơi cư ngụ cho chúng nơi nước sâu tĩnh ấm về mùa lạnh, râm mát mùa hè. Đó là các chà bèo, chà rau muống, các hố sâu, dưới các bụi cây dưỡi nước, dưới các thân cây đổ...
- Chép là loài sống đáy với tất cả các giác quan rất phát triển tinh nhạy đặc biệt xúc giác và khứu giác.
2/ NHỮNG NƠI CÓ CHÉP :
Đó chính là những nơi có lượng thức ăn sẵn có cho chép dồi dào và dễ kiếm. Trước tiên cần nói rằng ¾ sự sống dưới nước diễn ra tù độ sâu 4m trở lên tới mặt nước.
- Bờ nước : bờ nước là nơi mà các loài thực vật phát triển do có ánh sáng quang hợp, đi kèm với hệ thực vật phát triển, các loài động vật cũng phát triển theo. Ngoài ra bờ nước còn cung cấp các ấu trùng, côn trùng, mùn hữu cơ bị cuốn theo dòng chảy, trong các cơn mưa. Thực sự bờ nước là nơi mà chép không thể bỏ qua.
- Các mô đất ngầm dưới nước. Nó tựa như một chiếc khay ăn cho cá. Chính nơi đó hệ sinh vật phát triển giống như vùng nồn bờ nước.
- Các vật bất thường trong nước như : thuyền đắm, cây đổ và các thứ đại loại như thế. Nơi này là nơi bíu bám của các loài ốc, nơi cư ngụ của các loài giáp xác.
- Các hố trũng sâu mà xung quanh nông, nơi đây là nơi tích tụ của các ấu trùng, của mùn hữu cơ. Chính tại các hố sâu này, vào mùa lạnh lại là nơi ấm nhất. Ấm cho chính cá chép và ấm cho các sinh vật khác sinh trưởng.
- Chép rất hay di chuyển dọc theo các vết nứt, các rãnh sâu ngầm đáy nước.
<iframe width="560" height="315" src="https://www.youtube.com/embed/ztu1Dt4vXx0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>
3/ CÂU LỤC CHÉP
3.1 Lựa chọn hình thức câu lục
Bạn nên chọn hình thức lục đầu cần hay lục xa bờ để câu chép ?
Theo bản thân tôi, bạn nên chọn hình thức lục xa bờ. Với loại hình thức này bạn có thể câu ở bất kỳ khoảng cách nào bạn muốn đó là gò đấy, cạnh vật cản, hay hố sâu ngoài xa. Với bờ nước, lục xa bờ lại càng có ưu thế hơn lục đầu cần nếu bạn đánh lục theo kiểu câu chéo : mặc dù bạn câu cách bờ có 2m nhưng cần câu cỷa bạn không vuông góc với bờ mà chéo rất xa. Lúc này bạn tránh gây động cho chép, điều mà lục đầu cần rất khó khăn để đạt được.
Vì ưu việt này nên tôi chỉ đề cập tới lục xa bờ trong câu lục chép mà thôi.
3.2 Vật dụng đồ câu :
Đó là vật dụng đồ câu lục xa bờ nói chung, nhưng có đôi điều khác biệt. Trước hết xin nói rằng, thật khó để câu được chú chép khủng, nhưng dòng chép thì không có nhiều cảm giác mạnh như cá khác. Chép không có xu hướng chạy ra xa, không có những pha đánh khăng như trôi, vì thế đồ dùng để câu chép không cần quá khoẻ mà cần dẻo dai.
- Nếu câu xa bờ ban ngày, bạn lựa chọn dây trục nhỏ : 0,35 - 0,4mm, linh nhỏ 0,28-0,3mm hoặc linh tàng hình càng tốt, bạn cũng có thể sử dụng dây tơ làm linh. Lưỡi lục nhỏ hơn bình thường, nên chọn cỡ 7-8. Nếu khoảng cách xa nên dùng lục 10.
Nếu tại bờ nước câu chéo nên dùng dây trục 0,3-0,35mm, linh nhỏ 0,26mm, lục chuyên đánh chép lưỡi cỡ 5-6, tay rất dài và mềm, chì mỏng nhẹ. Với hình thức này bạn nên chọn phao xa bờ ngắn, bầu phao sơn màu trắng bạc.
- Nếu bạn câu đêm thì kích cỡ trục linh lưỡi không cần thiết để bàn luận.
3.3 Thính câu :
Với các đặc điểm sinh lý của cá chép như trên, bạn có thể hình dung thính chép như thế nào để dụ chép. Hãy ưu tiên các loại nhuyễn thể, giáp xác, giun đốt, ấu trùng, côn trùng hơn mầm thực vật, mùn hữu cơ và bột ngũ cốc.
Các thành phần sau có thể đưa vào làm thính chép :
- Ốc vặn, ốc đá, trai hến, tôm tép nhỏ, giun, nhộng tằm, châu chấu, cào cào, cua nhỏ...
- Mầm thóc, ngũ cốc lên men, ngâm chua,
- Các loại ngũ cốc khác : khoai lang, ngô, gạo thóc, hạt sen...
Hiện nay có rất nhiều bài thính câu lục chép hiện hành:
Bài 1 :
1.một túi rượu nếp
2.Thóc ngâm đã lên mầm
3.Cám ngô.
4.Cơm nguội.
5.Ốc vặn đập dập ủ 2 ngày thôi nhé (Đừng ủ quá ko mùi kinh lắm)
6.Lạc rang giã nhỏ.
7.Khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ.
8.Cánh hồi nướng giã dập (Nhưng cho 01 it thôi)
9.Thính đậu tương cho một ít.
10.Thuốc dụ cá của TQ có mùi kem dâu.
Cách làm:
Các bác trộn những thứ1,2,3,4 trộn lẫn với nhau khoảng 5 ngày. Trươc khi đi câu 2 ngày các bác đập ốc ủ lẫn với nhau.Trước khi đi câu các bác trộn thêm 6,7,8,9,10.
Bài 2 :
Đại Mạch(cái này hơi khó kiếm dùng nấu bia ) 1kg rang lên khi thấy mùi thơm là được giã nhỏ hoặc không cần giã cũng được . Kem dâu( mà phải kem dâu nhé chứ tinh dầu dâu ko ổn. Thơm quá cá nó sợ) loại này ra Minh 4b hàng giấy mua 1 tuýp nhỏ khoảng 26.000VND lọ câu nửa tháng mới hết.
Cách làm như sau đại mạch + một chút kem dâu bằng chỗ thuốc đánh răng buổi sáng cho một chút nước(khoảng chén hạt mít) khoắng tan trộn đều với đại mạch cho nhấm đều rồi lấy đất sát mép nước chỗ câu nhào dẻo lẫn đại mạch đã trộn kem dâu mỗi cục chỉ nhỉnh hơn nắm tay một chút xả xuống điểm câu nếu đẹp trời thì chỉ 5 phút sau là chúng kéo đến
Bài 3 :
- Ốc vặn rửa sạch đập hơi nứt vỏ 7 lạng (đập vỡ và lộ ruột sẽ bị rô phi ăn), để một hai tiếng cho ráo nước.
- Thóc 9 nắm ngâm 3 ngày cho trương hạt.
- Ngô hạt 4 nắm, ngâm khoảng 5 đến 7 ngày.
- Gạo ba lạng.
- Hoa hồi 5 hoa, bẻ nhỏ từng cánh. Quế khô 3-4 miếng bằng ngón tay bẻ cho nhỏ.
- A quỳ 1 phần 3 lạng.
Chế biến: Gạo trộn hoa hồi và quế, sau đó rang cho cháy. Rang xong đang còn nóng thì đổ vào ốc (đã đập dập và để ráo nước), trộn đều. 1 tiếng sau đó trộn thóc ngâm và ngô hạt ngâm (thóc và ngô phải rửa qua cho bớt chua và thối). Để ít nhất 4 tiếng thì thả thính, trước khi thả thính thì trộn A quỳ vào.
Các bài thính trên chỉ để tham khảo mà thôi, mỗi cần thủ bằng kinh nghiệm, bằng học hỏi người câu trước về tập tính cá, bằng sự phân tích thời tiết, địa hình... mà quyết định sẽ dùng thứ gì để nhử chép con cá chép tại nơi định câu. Chẳng có công thức thính nào mà chép ở tất cả mọi nơi đều thích nhất như nhau.- Hãy dùng găng tay trộn thính và sửa lưỡi : vì sao cần vậy, 1 phát hiện trong nghiên cứu của tiến sĩ Bambenek (Canada) cho thấy chất L-Sarin tiết ra từ da con người khiến cho cá rất sợ. Họ cũng thống kê rằng các cần thủ nổi tiếng luôn có hàm lượng L-Sarin tiết ra rất thấp. Điều này đã lý giải tại sao có những người rất sát cá và có người luôn « móm ».Bạn hãy quên chuyện nặng hay nhẹ vía đi và đeo găng tay vào khi thao tác. Điều này giúp bạn che mờ phần nào khứu giác của chép.
- Vậy còn xúc giác thì sao ? Làm sao vô hiệu hoá các đôi râu của chép ? Tôi thường dùng 2 cách để che dấu :
* Trộn vào thính các vật thể sắc nhọn, rải các vật thể này xung quanh ổ thính. Điều này làm cho chép bị nhiễu khi rà rẫm đôi râu, bớt cảnh giác với sự sắc nhọn của lưỡi lục. Bản thân tôi hay dùng vỏ ốc đập vỡ.
* Chủ động che dấu sự sắc nhọn của lưỡi lục bằng cách lồng vào đó nửa con giun, mỗi lưỡi là 1 con ốc nhỏ. Mỗi thứ có sự lợi hại riêng. bạn hãy thử nghiệm và rút ra cái nào tối ưu.
- Với thị giác và thính giác : 1 phần vì điều này mà tôi chọn cách câu xa bờ dù rằng tôi câu cách bờ có 1m hay 2m. Bạn hãy ưu tiên câu đêm hơn câu ngày.
Chỉ dùng được khi câu ban ngày. Sau khi thả thính bạn thây tăm chép lởn vởn quanh đó, chúng không bao giờ vào ngay. bạn văng lưỡi lục ra xa, rồi kéo từ từ nhẹ nhàng vào nơi tăm nổi lên trước đo. Kiên trì chờ đợi, không lâu đâu.
* Thế nào là tăm chép :
- Với địa hình đáy cứng hoặc khi chép không sục xạo kiếm ăn, tăm chỉ gồm các bong bóng nước nổi thành vệt, chậm đều, không có vẩn váng. Lúc này kích thước tăm sẽ tố cáo khá chính xác trọng lượng cá.
- Với địa hình đáy có bùn và khi chép đi kiếm ăn, chép sẽ tạo ra hiện tượng tăm sôi. Tăm sôi đặc trưng cho chép do động tác sục sạo đáy bùn, hớp cặn và thổi ra tạo ra các quầng tăm rất đặc thù. Kích thước bong bóng trong quầng rất đều nhau, vỡ ngay khi lên tới mặt nước. Kích thước quầng tăm và kích thước tăm càng lớn, con chép đó càng to. Lẫn trong quầng tăm là các vụn hữu cơ. Không phải quầng tăm nào cũng có vẩn hữu cơ, điều này phụ thuộc vào độ sâu, địa hình đáy. Các quầng tăm này tạo thành vệt rất dễ nhận ra.
- Tại các ổ thính, quầng tăm chép xuất hiện rất muộn. Chép luôn sục sạo vùng quanh, quầng tăm sôi sẽ xuất hiện xung quanh ổ thính, thu hẹp dần. Cá càng nhát lưỡi, quầng tăm càng xa ổ thính, càng lâu tiến lại gần. Khi bạn không thấy quầng tăm xuất hiện nữa có nghĩa có 2 khả năng xảy ra : hoặc con cá đã chán bạn bỏ đi, hoặc nó sắp đè hoặc bềnh phao đó. Chúng tôi áp dụng điều này trong việc đánh lục chép theo tăm. Chúng tôi ném lưỡi ra xa và rê lưỡi dần vào vị trí quầng tăm chép nổi. Bạn làm hết sức nhẹ nhàng tránh làm cá sợ bỏ chạy. Trong vòng thời gian ngắn, con chép sẽ quay lại sục sạo vùng mà lúc trước nó đã sục sạo một cách an toàn. Bạn nên câu chép khi hoàng hôn và về đêm.
- Ban đêm - lúc này không gian hoàn toàn tĩnh lặng. Con chép mới có cảm giác an toàn để rới bỏ nơi trú ngụ đi kiếm ăn.
- Hoàng hôn : khi mà thị giác chung củấcc loài động vật kém nhất do chũa thích ứng với sự thay đổi nhanh của cường độ ánh sáng. Rất nhiều loài động vật đi kiếm ăn vào lúc này.Trước tiên bạn nên chọn ngày tối trời, không vào ngày có con trăng. Bóng tối luôn là bức màn bảo về cho các loài động vật yếu đuối trước các hiểm nguy.
Những ngày mà ban ngày nóng nực, oi ả.Khi về chiều, trời đất trở nên mát mẻ, khi đó con cá rời nơi sâu tránh nóng để vào nơi nông kiếm ăn.
Những ngày thay đổi thời tiết như trước các cơn bão, áp thấp nhiệt đới, cá chép cũng giống như các loài cá khác đi kiếm ăn cho đủ năng lượng để đi tránh « thiên tai ».
Những ngày trước khi gió lạnh về, chép cũng đi ăn rất mạnh để chống lạnh. Khi trời lạnh, nhu cầu kiếm ăn của cá giảm rất mạnh. Thời gian tiêu hoá cùng 1 lượng thức ăn kéo dài gấp 3 lần ngày thường. Sau khi gió lạnh về 3-4 ngày, bạn đi câu, chép lại đi ăn.
Trong các ngày giá lạnh, bỗng có ngày nắng bừng lên, mặt nước được sưởi nóng lên, chép cũng đi ăn vào lúc đứng nắng nhất. Sau 12h trưa.
- Nhiều cần thủ đánh lục lão làng thường thu cần ngay sau khi bắt đựơc 1 chú chép khủng. Tại sao vậy ? Họ cho rằng việc dòng cá đã làm « động ổ », làm cho cá sợ nên để chờ con chép thứ 2 vào ăn sẽ rất lâu. Một số người chọn hình thức làm 2 ổ thính. Khi câu được 1 con chép ở ổ này, họ sẽ chuyển sang câu ở ổ thứ 2, cho tời khi họ thấy xuất hiện tăm chép lảng vảng ở ổ thính cũ.
- Có người cho rằng, khi bị dính lục, con chép đã phát ra tín hiệu và cả 1 chất báo hiệu cho đồng loại sự nguy hiểm. Điều này rât thường gặp ở các động vật. Nhưng chính xác ở chép thì chưa thấy tài liệu nghiên cứu nào khẳng định. Bản thân tôi tin vào điều này. Khi câu được bất cứ con cá thuộc loài nào, tôi luôn nhốt chúng rất xa nơi tôi câu.
- Câu lục chép gần bờ có nghĩa câu nông. Nhiều cần thủ chỉ để ý làm sao cho lưỡi, linh, khoá linh và dây trục tàng hình trong mắt con cá. Nhưng họ lại không để ý tới chiếc phao sặc sỡ. Đó là 1 bất cập. 1 chiếc phao chỉ báo hiệu cho bạn bằng mũ phao chứ không phải bằng bầu phao. Bạn hãy học loài cá mà che dấu tính chỉ điểm sự nguy hiểm của bầu phao. Tại sao bụng con cá luôn có màu sáng, thường là trắng bạc?[/tintuc]
Nhận xét
Đăng nhận xét