Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng lưỡi lục theo dáng và kiểu câu hợp lý nhất hiện nay

[tintuc]
Có rất nhiều dáng lưỡi lục khác nhau, có 1 số dáng chính và mỗi dáng đều có những biến thế của nó. Lựa chọn dáng nào, biến thế nào liên quan chủ yếu tới thói quen chơi của mỗi người câu lục. Lưỡi lục được làm hoàn toàn thủ công, nên mỗi bộ lục được làm ra mang trong nó nhiều kinh nghiệm của người câu kết đọng trong sự lựa chọn và yêu cầu đặt hàng. Nhưng bằng thói quen, bằng cảm giác, bằng sựu cảm nhận hết sức riêng và mang nhiều yếu tố cá nhân thì cùng nhau ngồi phân tích cácc dáng lưỡi, đặc tính của chúng để từ đó có sự lựa chọn là điều nên làm. “Hãy chơi, hãy cảm nhận để có lựa chọn phù hợp”.
Lưỡi câu lục


Câu lục tạm chia thành các cách chơi: lục bềnh và lục tỳ, trong lục tỳ có lục đầu cần và lục xa bờ. Như vậy tạm chia thành 3 cách: lục bềnh, lục tỳ đầu cần và lục tỳ xa bờ. Ứng với mỗi cách chơi này có sự lựa chọn đặc thù của lục khác nhau.

Bộ lục có được hiệu suất đóng, bám là tổng hòa của các yếu tố: mũi, dáng, chuôi lưỡi, tay lưỡi, chì… Tạm gạt đi các yếu tố kia đi, xin chỉ phân tích riêng: DÁNG LỤC.
Dáng lục liên quan đến các hiệu quả của: ĐÓNG (khả năng mũi lưỡi bấu sâu vào con cá), BONG (khả năng lưỡi bị rơi tuột ra khỏi con cá), DÍNH (khả năng mũi dễ bấu vào cá), BÁM (ngược với khả năng bong).
Những quy luật cơ bản:
+ Mũi càng ngắn: dễ dính nhưng đóng không sâu, dễ bong khó bám
+ Mũi càng dài: khó dính hơn, nhưng càng đóng sâu, khó bong hơn và dễ bám hơn.
+ Mũi càng quặp: khó dính và đóng hơn nhưng đã dính rồi thì khó bong, rất bám.
+ Mũi càng mở: ngược lại.
+ Dáng càng hẹp: khó dính hơn nhưng dính rồi khó bong hơn, dễ bám hơn. Chịu lực tốt hơn.( cùng cỡ thép)
+ Dáng càng mở: ngược lại với dáng càng hẹp.
+ Tay lưỡi càng ngắn (cùng cỡ): khiến tay càng cứng, lưỡi càng khó mở, khó dính, khó đóng nhưng lưỡi đơn vững hơn không bị vẹo khi lục đi lên.
+ Tay lưỡi càng dài: ngược lại.
+ Tay lưỡi càng to( so với lưỡi đơn): lưỡi vũng hơn, ko vẹo nhưng khó mở hơn khi giật.
+ Tay lưỡi càng nhỏ (so với lưỡi đơn): lưỡi không vững, dễ vẹo khi giật nhưng dính hơn, bám hơn.
+ Lục có 6 lưỡi đơn, chia 3 cặp đối xứng nhau được xòe gập bởi tay lưỡi. Lục sẽ gia tăng sự chịu đựng lực kéo lớn hơn nếu càng có nhiều lưỡi bấu vào mình con cá hơn.
+ Nếu chỉ với 1 lưỡi bấu vào mình cá, nguy cơ tuột bong lục ra khỏi mình cá cao hơn khi có nhiều lưới cùng bấu. Hai lưỡi đối xứng nhau cùng bấu vào mình cá khiến cho bộ lục rất khó bong tuột và chúng có vai trò không khác gì lưỡi có ngạnh.

DÁNG THÚNG
Dáng thúng được coi là 1 trong vài dáng có từ sớm nhất cùng móng rồng và xoài. Dáng thúng là kiểu dáng lưỡi được uốn cong đều như nửa vòng thúng. Xuất phát nguyên thủy, nó có mũi khá ngắn. Sau này có sự biến thế đi tạo ra 1 số dáng thúng khác: thúng mũi dài, thúng nằm. Cùng 1 cỡ lục, dáng thúng có độ mở hơn dáng xoài.

[​IMG]


Dáng lục nguyên thủy có độ mở cao hơn nên dễ đóng hơn khi giật, nhưng do mũi ngắn nên cũng dễ bong hơn do lưỡi đâm ngập nông vào mình cá. Tất nhiên do mở hơn ở cùng cỡ lưỡi nên dáng thúng dễ bị oải lưỡi hơn dáng xoài cũng cỡ. Cũng vì mở hơn nên dáng thúng cao hơn dáng xoài.
Để khắc phục yếu tố bong, người ta đặt lục dáng thúng với tay mềm hơn để gia tăng hiệu suất nhiều lưỡi đơn bám vào cá. Cũng có người làm dáng thúng với mũi dài hơn để lưỡi đóng sâu hơn, hạn chế phần nào bong.
Dáng thúng nằm mũi dài được dùng rất hữu dụng để bắt những con cá to bằng cách câu lục tỳ do chúng rất khỏe, gần như khó oải lưỡi và khó bong, đã đóng là đóng rất sâu. Dáng này được chọn làm lục săn trắm đen với cỡ lục to và cả săn trôi củ đầu cần với lục cỡ thép nhỏ.
Dáng thúng nằm, mũi dài săn hàng có thể làm với cỡ lưỡi 12-15. Tùy theo độ sâu mà nên dùng tay lưỡi cứng hay mềm hơn. Nhưng nhỏ nhất cũng nên dùng tay lưỡi cùng cỡ thép.
Dáng thúng nằm mũi dài vừa phải để câu trôi củ đầu cần, câu chân cọc với các cỡ lục 7-9 nên làm tay mềm: tay ngắn vừa phải với cỡ tay nhỏ.
Dáng thúng nguyên bản nhưng với cỡ lưỡi 10-12 và mũi dài vừa phải được dùng cho câu mè đàn. Chúng không nhát lưỡi và ăn đàn theo nhiều tầng nước.

DÁNG XOÀI

Dáng xoài được gọi theo dáng lưỡi hẹp dài, thóp bụng mũi dài giống nửa quả xoài. Đây là dáng mang tính khá cổ truyền, một dáng lưỡi điển hình của câu lục hình thức tỳ. Chúng được tin dùng nhiều nhờ khắc chế được yếu điểm oải lưỡi của dáng thúng. Chúng được dùng nhiều cho câu những con cá có sức chạy bứt phá hoặc buộc phải dùng sức khống chế khi xung quanh có nhiều vật cản.

[​IMG]


Dáng xoài được làm cho đủ cỡ lưỡi tiểu và trung, nhưng ít ai làm dáng xoài cho lục đại. Lý do với thép lớn để làm lục đại, người ta ít lo ngại vẫn đề oải lưỡi hơn và điều cần hơn cả lúc này là khả năng dính và đóng của lục.
Với cỡ lục trung, nhiều người còn làm dáng xoài hạ phom để khắc chế hơn nữa khả năng oải lưỡi. Đó chính là dáng xoài hẹp.


Do dáng lưỡi hẹp, mũi không quắp xuống nhưng do hẹp nên khi giật, mũi lưỡi ít mở rộng hướng lên trên nên khả năng dính kém. Nhưng khi đã dính rồi và đóng sâu thì rất hiếm bong. Chính vì thế xoài nên buộc với tay dài hơn và mềm hơn để tăng góc mở lưỡi khi giật. Tránh đặt làm lục xoài với tay cứng.
Nhiều dáng có thể làm để chơi bềnh, nhưng riêng xoài thì không.
Một số người ưa thích lục xoài làm lục theo dáng mở hơn, biến thế gọi là xoài mở. Xoài mở sẽ làm tăng khả năng dính hơn do mở rộng mũi hướng lên trên khi giật. Chúng vẫn giữ được đặc tính chịu lực cao mà không oải, khó bong.


DÁNG MÓNG RỒNG- TAY QUỶ

Dáng móng rồng hay tay quỷ là dáng đem lại cảm giác “sát thủ nhất” khi nhìn bộ lục. Dáng móng rồng hay tay quỷ được mang tên như cái vuốt chân của những con rồng ngày xưa hay sau này những vuốt tay của hình tượng những con quỷ. Thực tế nó mô phỏng dáng vuốt họ nhà mèo khi lấy cả phần ngón và phần vuốt với 2 vị trí gấp khúc. Thực tế với dáng này, lục rất cứng ít bị oải khi chịu lực nhưng vẫn giữ được độ mở để tăng khả năng dính và đóng.

Dáng móng rồng ít có biến thế hoặc có chăng có sự thay đổi không đáng kể. Chúng luôn được làm với dáng mũi dao để tăng độ đóng.



Dáng móng rồng có yếu điểm dễ xoay vặn lưỡi khi giật, vì thế cần buộc chúng với tay khá cứng và ngắn. Cứng và ngắn lị càng làm tăng độ ôm bám của lục.
Dáng móng rồng nhô cao nên dường như người câu lo ngại sự lộ liễu của lục dưới đáy nước. Nó càng ngày thấy ít xuất hiện do sự lo ngại này hay không. Cá nhân tôi nhận định nó ít được làm do việc uốn thép thành hình móng rồng ngày càng ít hơn khi làm với các kìm uốn phôi. Việc uốn các dáng khác đơn giản hơn, dễ làm hơn với kìm phôi và chỉ tạo duy nhất 1 đường cong. Còn với dáng này thì với 2 đường cong khiến tính đồng đều làm vo bằng tay sẽ khó khăn hơn.

[​IMG]


Dáng này được làm các cỡ lục nhưng chủ yếu vẫn là cỡ tiểu và trung còn cỡ đại ít hơn.
Một số người làm lục móng rồng với chì lục nửa trên nửa dưới khiến cho bộ lục thấp hơn nhiều không lộ liễu như trước. Phần chì dưới cũng làm thấp hơn, bè ngang ra.

DÁNG ĐĨA BAY – ĐUÔI NGỰA

Dáng đĩa bay hay đuôi ngựa là dáng lưỡi ra đời lần đầu vào những năm 2006. Không hiểu vì sao một số người gọi chúng là đuôi ngựa nhưng nhì cả bộ lục chúng giống hơn với hình ảnh chiếc đĩa bay trên truyền thông phỏng đoán ra.

[​IMG]

Dáng đĩa bay có mũi cong khum, thân lưỡi có 2 gấp khúc và khá thẳng tạo ra 1 dáng lưỡi khá dài và hẹp. Chúng khó bong, khá bám nhưng rất dễ xoay vặn khi giật. Nếu làm chúng với tay cứng và ngắn, lưỡi sẽ khó xòe hơn nên khó dính hơn. Nhưng nếu dùng tay mềm thì chúng lại dễ bị xoay vặn.
Do mũi cong khum mặc dù không quắp mà còn hơi mở ngửa nên dáng này cũng khá hay bềnh khi chủ động câu tỳ.
Thân lưỡi có 2 gấp khúc và khá thẳng nên chúng dễ bị oải khi chịu lực gò mạnh. Đây là dáng lưỡi khá cao so với các dáng khác. Chúng gần như không có biến thế nào khác. Chúng được gia công làm chủ yếu cỡ chung, số ít cỡ đại với dáng này sẽ nhô rất cao và hình dạng khá gớm ghiếc. Tôi gần như chưa gặp dáng này ở cỡ lục tiểu.
Dáng đĩa bay ngày càng ít thấy xuất hiện.

DÁNG MÁC

Dáng mác đặc thù với phần mũi dễ dàng phân định với phần thân, mũi là 1 lá dao trên dài khá thẳng và hơi quắp xuống chút xíu phần mũi. Phần thân và mũi được gấp gập xuống. phần thân cong mềm thanh 1 vòng cung kiểu thúng khiến cho dáng lưỡi này khá mở khi giật.

[​IMG]


Dáng mác có độ dính và đóng ngập rất sâu khi đóng vào phần mềm nhưng lại đóng ít và dễ oải phần thân nếu đóng vào phấn cứng không ngập hết mũi.
Dáng mác được gia công làm cả với cỡ tiểu và trung và với mọi kiểu cỡ tay cứng mềm, dài ngắn. Ít thấy dáng mác xuất hiện ở cỡ đại, có khả năng sự lo ngại nguy cơ oải lưỡi phần cong trên thân lưỡi lám tăng độ bong khi gò.

[​IMG]


Với đặc thù mở rộng nên dáng này cũng hay bị bềnh khi câu.

DÁNG MÈO NGỒI
Dáng mèo ngồi ra đời gắn liền với câu lục bềnh, tôi cũng không hiểu vì sao người ta gọi nó là mèo ngồi vì dù nhìn phần nào đi nữa của 1 con mèo đang ngồi, dáng lục cũng chẳng giống. Cũng khó mô tả dáng mèo ngồi. Nhưng như hình dưới đây, đây là dáng lưỡi có độ nhô cao, được làm với thép nhỏ.

[​IMG]

Người ta lý giải rằng, dáng này khiến cho con cá gần như không nhìn thấy lưỡi đơn khi con cá bơi nhìn từ trên xuống đáy. Một sự lý giải hoàn toàn chủ quan của con người. Dường như chúng dễ bị con cá hút dính bám vào mặt và con cá không sợ chính bởi được làm từ cọng thép cỡ bé và đập mảnh.
Lục mèo ngồi có yếu điểm dễ oải lưỡi và tại vị trí gấp vuông góc, vài lần uốn lại khiến bộ lục hỏng do thép mất kết cấu.
Dáng mèo ngồi được làm cho câu bềnh và chỉ với các cỡ lục tiểu. Và ban đầu dường như dáng mèo ngồi được làm độc quyền cho câu lục bềnh. Nhưng sau này hiểu về cơ chế bềnh và biết yếu điểm của dáng mèo ngồi, một số dáng lục khác được biến thế, mở rộng hơn để làm lục câu bềnh.
Một điều nhận thấy, không ai làm lục mèo ngồi để câu tỳ và cũng không thấy ai làm vỡi cỡ lục trung và đại.
Dáng mèo ngồi được làm với các cỡ tiểu dễ oải nên chúng rất kén thép, thép ngoài cứng ra cần có độ đàn hồi cao để tránh oải và chịu lực vừa phải hạn chế tình trạng người đi theo cá. Chính tính đàn hồi cao cũng làm cho tăng tính chịu lực, tăng tính bám của các lưỡi đơn khi chúng cùng bấu vào cá. Nhiều lưỡi đơn đối xứng nhau, bấu có đàn hồi tạo là lực bám tránh được tình trạng bong oải và cộng nhiều lực bấu vậy khiến cho chúng ta có thể kéo cá với lực lớn hơn.

Bổ sung 1 số dáng lục không chính thống khác sau.....

Tác Giả

Bslongha- Trần Việt Long
[/tintuc]

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Máy câu cá Shimano Sienna 4000FD chính hãng

Cần câu Nhật cũ- Cần Iso 4,5m

Cần ba khúc câu lục màu vàng siêu cứng Pro-Surf 4.20m giá rẻ bất ngờ